Mức phạt vi phạm khi cầm đồ không có giấy phép kinh doanh

Xoay quanh việc cầm đồ có rất nhiều câu hỏi được đặt ra. Trong đó, những cầu hỏi về cầm đồ không có giấy phép kinh doanh luôn nhận được sự quan tâm nhiều nhất. Dưới đây là một số câu hỏi về việc cầm đồ khi không có giấy phép quan tâm và lời giải đáp từ luật sư.

Cầm đồ không có giấy phép kinh doanh
Giải đáp các thắc mắc về cầm đồ không có giấy phép kinh doanh

Câu hỏi 1

Câu hỏi

Tôi hiện đang mở một cửa hàng kinh doanh điện thoại. Hôm trước có một khách hàng quen mang tới 1 chiếc xe Wave và nhờ tôi cầm hộ với giá 5 triệu đồng vì nhà có người đi viện, đang cần tiền gấp nhưng xe lại không có giấy tờ. Tuy nhiên, do là khách quen nên tôi cũng nhận cầm. Thế nhưng hôm sau có một người khác nhận là chủ xe và gọi công an tới để thu hồi xe. Tôi không có giấy phép kinh doanh cầm đồ và xe cầm cố cũng không có giấy tờ. Vậy liệu tôi có bị xử phạt không và nếu có thì xử phạt theo điều khoản nào?

Trả lời từ luật sư

Dựa theo những thông tin bạn cung cấp thì có thể thấy bạn không có giấy phép kinh doanh dịch vụ cầm đồ nhưng vẫn nhận cầm đồ. Như vậy, theo Điều 11 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về việc xử phạt các hành vi vi phạm quy định quản lý ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự thi: Bạn sẽ bị phạt từ 5 – 15 triệu đồng khi hoạt động kinh doanh ngành, nghề có điều kiện về an ninh, trật tự nhưng không có giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.

Câu hỏi 2

Câu hỏi

Tôi muốn hỏi, chồng tôi nhận cầm xe không có giấy phép kinh doanh, đồng thời cho vay nặng lãi và tổ chức đánh bạc đã bị công an bắt và bị tạm giao hơn 1 tháng. Vậy nếu tôi muốn bảo lãnh cho chồng tôi tại ngoại có được không? Liệu chồng tôi sẽ bị phạt như thế nào? Có thể bị phạt tù không?

Cầm xe máy nhưng không có giấy phép kinh doanh cầm đồ
Cầm xe máy nhưng không có giấy phép kinh doanh cầm đồ

Trả lời từ luật sư

Theo như câu hỏi của bạn thì có thể thấy chồng bạn đã có nhiều hành vi vi phạm quy định pháp luật của nước ta.

Đầu tiên, hành vi nhận cầm đồ không có giấy phép kinh doanh. Cầm đồ là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện và để có thể kinh doanh dịch vụ này cơ sở kinh doanh phải đảm bảo các điều kiện về an ninh, trật tự. Do đó, bản thân chồng bạn là chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ nhưng lại không có giấy phép kinh doanh. Như vậy, theo Nghị định 124/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 185/2013/NĐ-CP thì:

  • Phạt từ 1 – 2 triệu đồng với các hành vi hoạt động kinh doanh không đúng trụ sở, địa điểm đã ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
  • Phạt từ 3 – 5 triệu đồng với hành vi kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
  • Phạt từ 5 – 10 triệu đồng với các hành vi tiếp tục hoạt động kinh doanh trong thời gian bị đình chỉ hoặc thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bởi cơ quan có thẩm quyền
  • Các hành vi vi phạm quy định từ khoản 1 đến khoản 4 của Điều này sẽ bị phạt tiền gấp 2 lần

Trong điểm 1 khoản 3 Điều 11 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định việc xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về quản lý ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự như sau:

  • Phạt tiền từ 5 – 15 triệu đồng nếu hoạt động kinh doanh ngành, nghề có điều kiện về an ninh, trật tự mà không có giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự

Như vậy, nếu dựa theo quy định ở trên, chồng của bạn đang cầm đồ không có giấy phép kinh doanh thì sẽ bị xử phạt:

  • 4 – 6 triệu đồng khi kinh doanh mà không có giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh
  • 5 – 15 triệu đồng khi kinh doanh dịch vụ cầm đồ mà không có giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự

Thứ 2, với hành vi cho vay nặng lãi thì theo điểm d, khoản 3 Điều 11 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP có quy định phạt từ 5 – 15 triệu đồng nếu phát hiện cho vay tiền có cầm cố tài sản lãi suất cao vượt quá 150% lãi suất cơ bản mà ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cho vay.

Nghị định 167/2013/NĐ-CP có quy định về mức xử phạt khi cho vay nặng lãi
Nghị định 167/2013/NĐ-CP có quy định về mức xử phạt khi cho vay nặng lãi
  • Quy định về tội cho vay nặng lãi tại Điều 163 Bộ Luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2009 như sau:
    • Phạt tiền từ 1 – 10 lần số tiền lãi hoặc cải tạo không giam giữ tối đa 1 năm đối với người cho vay với mức lãi suất cao hơn so với mức lãi suất cao nhất do pháp luật quy định từ 10 lần trở lên, có tính chất chuyên bóc lột
    • Phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm với trường hợp phạm tội thu lợi bất chính lớn
    • Phạt tiền từ 1 – 5 lần số lợi bất chính, cấm đảm nhiệm chức vụ và cấm hành nghề hoặc làm công việc liên quan từ 1 – 5 năm

Dựa theo quy định của pháp luật có thể thấy, những người cho vay nặng lãi sẽ bị xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự tùy thuộc theo mức độ vi phạm.

Thứ 3, với hành vi tổ chức đánh bạc tại Điều 249 Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2009 cũng có quy định rõ ràng như sau:

  • Phạt tiền từ 10 – 300 triệu đồng hoặc phạt tù từ 1 – 5 năm với người tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc quy mô lớn hoặc người đã bị xử phạt hành chính về hành vi này trước đó theo quy định trong Điều 248 và Điều này của Bộ luật này hoặc trước đó đã từng bị kết án về một trong các tội này nhưng tại thời điểm tái phạm vẫn chưa được xóa án tích
  • Phạt tù từ 3 – 10 năm nếu phạm tội thuộc trường hợp có tính chất chuyên nghiệp hoặc thu lợi bất chính lớn, rất lớn, đặc biệt lớn hoặc tái phạm nguy hiểm
  • Phạt từ 5 – 100 triệu đồng, tịch thu 1 phần hoặc toàn bộ tài sản

>>> Xem thêm: Dịch vụ cầm đồ ô tô uy tin tp HCM

Vậy là theo quy định, chồng bạn đã có hành vi đánh bạc và mức phạt cao nhất có thể lên tới 10 năm tù, cụ thể tùy theo mức độ phạm tội.

>>> Xem thêm hồ sơ mở tiệm cầm đồ cần những gì

Thủ tục hưởng án treo, tại ngoại:

Đối với việc xin tại ngoại, hưởng án treo, khoản 1 Điều 60 của Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2009 đã quy định điều kiện như sau:

  • Trường hợp bị phạt từ từ 3 năm trở xuống, nếu xét thấy không cần phải chấp hành hình phạt tù, Tòa án có thể cho hưởng án treo và đưa ra thời gian thử thách từ 1 – 5 năm dựa vào nhân thân người phạm tội và tình tiết giảm nhẹ

Như vậy, chồng bạn có thể được hưởng án treo nếu bị phạt tù không quá 3 năm và có nhân thân tốt, có tình tiết giảm nhẹ.

Pháp luật có cho hưởng án treo nếu đủ điều kiện
Pháp luật có cho hưởng án treo nếu đủ điều kiện

Còn về việc toại ngoại thì Điều 92 Bộ Luật tố tụng hình sự 2003 quy định như sau:

1. Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn để thay thế biện pháp tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh.

2. Cá nhân có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người thân thích của họ. Trong trường hợp này thì ít nhất phải có hai người. Tổ chức có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là thành viên của tổ chức của mình. Khi nhận bảo lĩnh, cá nhân hoặc tổ chức phải làm giấy cam đoan không để bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội và bảo đảm sự có mặt của bị can, bị cáo theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án. Khi làm giấy cam đoan, cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh được thông báo về những tình tiết của vụ án có liên quan đến việc nhận bảo lĩnh.

3. Những người quy định tại khoản 1 Điều 80 của Bộ luật này, Thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà có quyền ra quyết định về việc bảo lĩnh.

4. Cá nhân nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo phải là người có tư cách, phẩm chất tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Việc bảo lĩnh phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc. Đối với tổ chức nhận bảo lĩnh thì việc bảo lĩnh phải có xác nhận của người đứng đầu tổ chức.

5. Cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ đã cam đoan và trong trường hợp này bị can, bị cáo được nhận bảo lĩnh sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.

Dựa theo quy định trên có thể hiểu rằng, trong giai đoạn cơ quan có thẩm quyền tiến hành điều tra, bạn có thể làm đơn xin bảo lãnh cho chồng mình. Và đơn bảo lãnh được chấp thuận hay không sẽ do Thủ trưởng Cơ quan điều tra quyết định dựa trên tính chất, mức độ phạm tội của chồng bạn.

Khi làm đơn bảo lãnh, gia đình bạn nên đưa ít nhất 2 người đáp ứng được các điều kiện theo quy định trên đứng ra bảo lãnh để chồng bạn được tại ngoại. Đơn xin bảo lãnh phải có xác nhận của UBND cấp xã nơi người bảo lãnh đang cư trú.

Trên đây là giải đáp chi tiết các thắc mắc liên quan tới việc cầm đồ không có giấy phép kinh doanh. Việc cầm đồ tại các cơ sở không có giấy phép kinh doanh tồn tại rất nhiều rủi ro. Vì vậy, nếu có nhu cầu cầm đồ hãy tới cơ sở uy tín, được cấp phép, tiêu biểu như Vietmoney.

Đọc thêm: