Giải pháp gỡ rối tài chính hiệu quả cho doanh nghiệp

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, việc gặp phải các rắc rối về tài chính là rất bình thường. Tuy nhiên, nếu không biết cách giải quyết những rắc rối này thì có thể sẽ tạo ra nhiều hệ lụy, nhẹ thì ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh, nghiêm trọng hơn có thể đẩy doanh nghiệp tới bờ vực phá sản. Vậy có những giải pháp tài chính nào hiệu quả giúp cho doanh nghiệp khi gặp khó khăn? Hãy theo dõi bài viết sau để có câu trả lời!

Mục lục bài viết:

giải pháp tài chính
Đâu là giải pháp tài chính dành cho bạn?

1. Tuân thủ nghĩa vụ thuế

Mặc dù nhiều người biết giải pháp tài chính là gì nhưng lại không biết cách áp dụng như thế nào. Trước hết, giải pháp tối ưu để giải quyết các rắc rối tài chính cho doanh nghiệp đó là hoàn thành đúng hạn việc đóng các khoản thuế theo quy định pháp luật. 

giải pháp tài chính hiệu quả
Tuân thủ đầy đủ nghĩa vụ thuế là giải pháp tài chính hiệu quả

Các công ty TNHH, công ty cổ phần khi bị cơ quan thuế phạt vì lý do nộp thuế chậm rất dễ làm mất đi niềm tin trong lòng đối tác. Điều này thực sự gây ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh. Hãy thử nghĩ xem, tài chính công ty đã đang có vấn đề mà các đối tác lại ngừng hợp tác thì sao? Chắc chắn, nguy cơ dẫn tới phá sản trong trường hợp này không hề thấp. Vì vậy, hãy cố gắng tuân thủ đầy đủ nghĩa vụ thuế của mình.

2. Tránh những khoản thanh toán ưu đãi cho các chủ nợ

Giải pháp cải thiện tình hình tài chính doanh nghiệp thứ hai là cố gắng tránh các khoản thanh toán ưu đãi cho chủ nợ. Có một luật dành cho các doanh nghiệp, đó là luật phá sản. Trong luật có quy định rõ ràng về việc thanh toán các khoản nợ hay những khoản thanh toán ưu đãi. 

Trường hợp chủ doanh nghiệp đệ đơn xin bảo hộ phá sản thì theo luật này, tất cả mọi khoản nợ trong vòng 1 năm của doanh nghiệp trước khi đệ đơn sẽ được các chủ nợ nghiên cứu, phân tích nhằm mục đích đảm bảo rằng không có chủ nợ nào được thanh toán toàn bộ và không có chủ nợ nào không nhận được gì hoặc chỉ nhận được một phần thanh toán nhỏ.

Bên cạnh đó, nếu như bạn đồng thời đi vay theo hình thức ký quỹ tài sản hoặc cầm cố thì khi đệ đơn phá sản, các chủ nợ hoàn toàn có quyền quyết định với các tài sản đó. Tuy nhiên, theo luật thì bạn vẫn có quyền được thanh toán trước cho chủ nợ không có tài sản bảo đảm trước.

3. Tránh nói dối về các khoản nợ

Tránh nói dối về các khoản nợ là một giải pháp tài chính cho doanh nghiệp hiệu quả mà bạn nên nhớ. Khi gặp phải khó khăn về tài chính chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay tới việc vay mượn tiền để bổ sung. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, trước khi vay phải cân nhắc kỹ càng liệu khoản vay đó có thể giúp khôi phục hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không hay nó sẽ khiến doanh nghiệp lâm vào cảnh nợ chồng nợ? 

giải pháp cải thiện tình hình tài chính
Đừng bao giờ nói dối về các khoản nợ

Trường hợp bạn vẫn muốn vay thêm để có vốn lưu động duy trì hoạt động kinh doanh thì nên nói rõ với bên cho vay về tình hình tài chính của doanh nghiệp mình. Theo như pháp luật quy định, nếu doanh nghiệp có hành vi nói dối, bóp méo thông tin khi vay vốn sẽ được quy vào tội có hành vi gian lận trong hoạt động tài chính. Khi đó, bạn sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý về khoản nợ. Điều này có thể khiến cho doanh nghiệp đi tới bờ vực phá sản và bị các chủ nợ gây phiền phức.

4. Ngăn chặn các rắc rối về lưu lượng tiền mặt

Đây là một trong các giải pháp tài chính cho doanh nghiệp hiệu quả mà nhiều người đang áp dụng. Ngay khi nhận ra doanh nghiệp không có đủ khả năng để thanh toán các hóa đơn đã đến hạn thì cần phải nhanh chóng cắt giảm các khoản chi phí xuống mức thấp nhất nhằm mục đích giảm tỷ lệ “xói mòn” tiền mặt. 

Tiếp theo hãy chuẩn bị các dự án tiền mặt ngắn hạn và những nhu cầu sử dụng tiền cấp thiết. Đồng thời, cần lên danh sách chi tiết các khách hàng, đối tác đang nợ bạn và thu hồi về càng sớm càng tốt. Số tiền nợ thu hồi được sẽ dùng để trả các khoản cần thiết như thuế, phí quan trọng. Các khoản nợ khác có thể hoãn thì hãy cố gắng hoãn.

5. Tìm kiếm sự giúp đỡ từ các hãng bảo hiểm

Nhờ hãng bảo hiểm giúp đỡ cũng là giải pháp nâng cao công tác quản lý tài chính hiệu quả. . Trường hợp bạn muốn tìm kiếm sự giúp đỡ từ các đơn vị này thì hãy chắc chắn rằng bạn đang có một khoản tiền bảo đảm chi trả trong ít nhất thời gian 12 tháng sắp tới. 

giải pháp nâng cao quản lý tài chính
Tìm kiếm sự giúp đỡ từ các hãng bảo hiểm

Cần phải thanh toán đầy đủ những khoản nợ đến hạn, trả phí bảo hiểm để được các hãng bảo hiểm chấp nhận chi trả cho bạn. Như vậy, bạn có thể tiếp tục hoạt động kinh doanh của mình.

6. Không nên vay mượn từ Quỹ trợ cấp, lương hưu của công ty

Nhiều quỹ trợ cấp, lương hưu không cho phép doanh nghiệp được vay mượn. Trường hợp cố tình vay mượn từ các quỹ này thì có thể bị phạt lên tới 115% khoản tiền vay. Thậm chí, các quỹ đó sẽ không còn được bảo đảm theo quy định nữa. Điều này có nghĩa là các hoạt động rút tiền từ quỹ sẽ bị nghiêm cấm, đồng thời bạn còn phải chịu thêm khoản thuế thu nhập và khoản tiền phạt do chậm thanh toán.

Tuy nhiên, cũng có một số quỹ cho phép doanh nghiệp mượn tiền. Tuy nhiên, hãy cân nhắc cẩn thận xem có thực sự nên mượn tiền từ các quỹ này không bởi nếu số tiền dự trữ phòng ngừa rủi ro sẽ nhỏ hơn và trường hợp doanh nghiệp không có khả năng hoàn trả khoản vay đó thì sẽ phải chịu trách nhiệm thanh toán thuế thu nhập dựa trên khoản tiền đã vay cộng với phí phạt từ 10 – 25% số tiền vay.

7. Đừng hoảng loạn về bất động sản hay bất động sản cho thuê

Khi gặp khó khăn tài chính đừng quá hoảng loạn mà hãy tìm giải pháp nâng cao năng lực tài chính phù hợp. Trường hợp doanh nghiệp tuyên bố phá sản, các đơn vị cho thuê tài sản không thể ngừng cung cấp dịch vụ và tài sản cho thuê dựa vào lý do phá sản của doanh nghiệp được cho dù họ có thể yêu cầu doanh nghiệp sử dụng tài sản giá trị để thế chấp.

giải pháp nâng cao năng lực tài chính
Không nên hoảng loạn về bất động sản cho thuê

Đồng thời, chỉ cần doanh nghiệp vẫn trả tiền thuê đầy đủ, đúng hạn thì đơn vị cho thuê cũng không có quyền từ chối cho thuê. Vì thế, khi gặp khó khăn tài chính không cần quá hoảng loạn về bất động sản hay bất động sản cho thuê vì các điều khoản thường ghi trong hợp đồng cho thuê. Khi hoảng loạn tức là bạn đang đặt bản thân mình vào thế bị động. Trường hợp bạn đệ đơn xin phá sản thì các điều khoản như vậy sẽ không còn hiệu lực pháp lý bắt buộc thi hành nữa, trừ trường hợp bạn là người được ủy quyền hay đi thuê lại.

8. Cẩn thận khi chuyển nhượng các tài khoản kinh doanh

Nhiều trường hợp khi đứng trước khó khăn tài chính thường lựa chọn cách bảo vệ tài sản bằng cách che giấu chúng. Tuy nhiên, nếu để các chủ nợ truy tìm ra thì bạn sẽ bị định tội biển thủ tài chính. Vì vậy, đừng cố làm việc này cũng như không nên chuyển nhượng tài sản kinh doanh sang cho người khác.

9. Trả lại các tài sản đi thuê

một số giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính hiệu quả đã được nhiều doanh nghiệp áp dụng và một trong số đó là trả lại các tài sản đi thuê. Nếu bạn không muốn giữ lại các tài sản đi thuê thì hãy nhanh chóng trả lại trước khi đệ đơn xin phá sản. Việc làm này sẽ giúp cho doanh nghiệp nhận được nhiều lợi ích hơn. Còn nếu bạn vẫn muốn giữ lại các tài sản đi thuê thì cần phải trả nợ các khoản phí thuê đúng hạn và nên lưu ý rằng, trách nhiệm này sẽ không được giải quyết trong quá trình bảo hộ phá sản. 

10. Vietmoney – Giải pháp tài chính tối ưu dành cho bạn

Giải pháp tài chính tối ưu cuối cùng mà chúng tôi muốn giới thiệu đó là sử dụng dịch vụ cầm đồ vay tiền của Vietmoney. Bạn có thể sử dụng các thiết bị văn phòng hay những vật dụng cá nhân như: kim cương, xe hơi luxury, nhà, đất, sim số đẹp… có giá trị để vay vốn nhằm giải quyết khó khăn tài chính. 

giải pháp tài chính cho doanh nghiệp
Vietmoney – Giải pháp tài chính tối ưu cho doanh nghiệp

Khi cầm cố tài sản giá trị tại Vietmoney bạn có thể vay được khoản tiền lớn với mức lãi suất chỉ từ 1% trong khi tài sản đó vẫn thuộc quyền sở hữu của bạn. Vietmoney áp dụng thủ tục cho vay nhanh, giải ngân vốn ngay trong ngày giúp các doanh nghiệp giải quyết kịp thời rắc rối tài chính.

Trên đây là một số giải pháp tài chính hiệu quả mà chúng tôi muốn gợi ý cho bạn. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc hãy liên hệ với Vietmoney theo thông tin dưới đây để được các chuyên gia tài chính tư vấn.

Công ty cổ phần Vietmoney

Địa chỉ: Tòa nhà Flemington – 182 Lê Đại Hành, Phường 15, Quận 11, Hồ Chí Minh.

Hotline: 1900 8009

Website: www.vietmoney.vn

Email: [email protected]