Quản lý tài chính cá nhân từ A – Z với quy tắc 50/20/30

Làm ra tiền khó một nhưng biết cách quản lý tài chính, chi tiêu cá nhân thì lại khó tới mười. Rất nhiều người có công việc ổn định, kiếm ra nhiều tiền nhưng lại luôn trong tình trạng thiếu tiền bởi không biết quản lý tài chính cá nhân đúng cách. Nếu bạn cũng như vậy thì hãy theo dõi ngay bài viết sau!

Mục lục bài viết

  1. Quản lý tài chính cá nhân hiệu quả
  2. 6 nguyên tắc quan trọng tạo nên kế hoạch tài chính cá nhân hiệu quả
  3. Quy tắc 50/20/30 – Nguyên tắc quản lý tài chính bạn nên biết
  4. Lên kế hoạch quản lý tài chính hiệu quả với các lưu ý sau

1. Quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

Thực sự, quản lý tài chính không phải là một việc dễ dàng và không phải ai cũng biết cách làm như thế nào thì hiệu quả.

Thậm chí, việc này còn đòi hỏi người ta phải kiên trì học hỏi, cố gắng vì không phải ngày một ngày hai là có thể thành công.

quản lý tài chính cá nhân
Quản lý tài chính cá nhân hiệu quả mang lại nhiều lợi ích

Tuy nhiên, bạn có thể rèn luyện kỹ năng quản lý tài chính cá nhân từng bước, từ những điều đơn giản, nhỏ nhặt nhất.

Ví dụ như bắt đầu xây dựng thói quen ghi chép lại các khoản chi tiêu mỗi ngày để cuối ngày có thể tự tổng kết lại và biết cách chi tiêu hợp lý, khoa học, tránh lãng phí hơn.

Mặt khác, cách làm này còn có thể giúp bạn dần cân đối và quản lý chi tiêu phù hợp với những kế hoạch đã lập ra.

2. 6 nguyên tắc quan trọng tạo nên kế hoạch tài chính cá nhân hiệu quả

#1: Chi tiêu ít hơn những gì kiếm được là

Nếu bạn không muốn lâm vào cảnh nợ nần thì hãy học cách quản lý tài chính cá nhân. Và việc đầu tiên cần làm đó là “tiêu ít hơn những gì kiếm được”.

Về cơ bản, sự giàu có = thu nhập – chi tiêu.

Hãy cố gắng chi tiêu một cách tiết kiệm, cắt giảm những khoản chi phí không cần thiết và cố gắng kiếm nhiều tiền hơn.

Có nhiều cách giúp bạn có thể kiếm thêm thu nhập, ví dụ như: Làm thêm giờ, tìm thêm công việc ngoài thời gian, đổi một công việc khác với mức lương cao hơn, bắt đầu kinh doanh nhỏ hoặc bán bớt những món đồ không cần dùng tới.

cách quản lý tài chính
Cố gắng chi tiêu ít hơn những gì kiếm được

#2: Tiền liên quan đến tâm lý học nhiều hơn là toán học

Trên thực thế, tiền liên quan nhiều tới tâm lý học hơn so với toán học. Bạn có thể trở thành những con nghiện mua sắm, thấy thích là mua hoặc mua khi cảm thấy stress. Hoặc cũng có người sẵn sàng chi rất nhiều tiền để mua những thứ mà họ đam mê ngay cả khi họ không khá giả.

Họ có thể là những người thuộc tầng lớp trí thức, biết tính toán, hiểu rõ sau khi mua sẽ tiêu tốn không ít tiền, thậm chí vượt ngoài khả năng nhưng vẫn mua.

Muốn quản lý tài chính cá nhân tốt, tránh rơi vào cảnh “cháy túi”, nợ nần hãy biết kiểm soát suy nghĩ.

Mặc dù khó mà từ bỏ thói quen tiêu tiền theo tâm lý nhưng bạn có thể khắc phục dần bằng cách: Hạn chế tiếp xúc với các quảng cáo, tránh xa những cám dỗ từ sở thích, tự đấu tranh tâm lý và nhờ tới sự giúp đỡ của các máy móc hệ thống tự động hóa.

#3: Bắt đầu từ những thứ nhỏ nhặt

Nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân thứ 3 đó là hãy bắt đầu từ thứ nhỏ nhặt. Hãy thu thập, tận dụng những phiếu giảm giá, các chương trình khuyến mãi, ưu đãi, so sánh giá cả giữa các cửa hàng trước khi chọn mua,… Mặc dù chỉ là các khoản nhỏ nhưng nhiều khoản nhỏ cộng lại sẽ giúp bạn tiết kiệm được không ít đâu.

Đặc biệt, khi đã có thói quen tiết kiệm các khoản nhỏ bạn sẽ dần tích lũy được kỹ năng quản lý tài chính và áp dụng cho những khoản chi tiêu lớn dần lên.

Tuy nhiên, cần phải phân biệt giữa tiết kiệm và bần tiện. Hãy tiết kiệm những thứ cần tiết kiệm và chi trả những thứ cần chi trả, đừng bao giờ hành hạ bản thân mình vì muốn tiết kiệm.

#4: Thanh toán cho bản thân trước tiên

Đây là nguyên tắc quản lý tài chính thứ tư mà bạn cần biết. Thanh toán cho bản thân trước tiên nghĩa là sau khi có tiền đừng vội thanh toán các hóa đơn và mua sắm đồ đạc hoặc chi tiêu các khoản khác mà nên dành một khoản từ thu nhập cho bản thân.

Khoản này sẽ được dùng để gửi vào tài khoản tiết kiệm chứ không phải chi tiêu. Nếu duy trì được thói quen này, sau một thời gian bạn sẽ tiết kiệm được không ít đâu.

kỹ năng quản lý tài chính
Tận dụng các thẻ voucher giảm giá

Khoản tiền dành cho bản thân này có thể là 1% thu nhập. Và nếu sau khi tiết kiệm 1% thu nhập rồi bạn vẫn chi tiêu dư dả thì hãy nâng lên 5%, 10%,… thậm chí là hơn thế nữa.

#5: Lớn cũng quan trọng

Mặc dù tần suất chi tiêu, giao dịch những khoản tiền lớn không thường xuyên nhưng bạn cũng cần chú ý để tiết kiệm. Chỉ cần tiết kiệm với một lần giao dịch lớn cũng có thể giúp bạn để dành được một khoản kha khá rồi.

phương pháp quản lý tài chính
Tiết kiệm nhỏ hay lớn đều cực kỳ quan trọng

Khi cần chi tiêu một khoản phí lớn bạn nên cố gắng tìm những phương pháp có thể tối đa hóa giá trị nhận được và lưu ý tới các vấn đề:

  • Tìm hiểu kỹ về món đồ muốn mua
  • Đặt ra mức ngân sách tối đa để mua món đồ đó ngay từ đâu
  • Nghiên cứu và lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất và đưa ra lựa chọn
  • So sánh mức giá tại nhiều cửa hàng khác nhau
  • Quyết định mua và giữ lại bao bì, giấy bảo hành, hợp đồng,… để bảo vệ khoản đầu tư của mình

#6: Chỉ áp dụng những điều phù hợp với bản thân

Mỗi người sẽ có một cách quản lý tài chính riêng. Không có nguyên tắc, giải pháp nào đúng với mọi người cả. Vì vậy, đôi khi cách làm này có thể đúng và tốt cho bạn nhưng với người khác thì không. Do đó, đừng bao giờ áp đặt những nguyên tắc không phù hợp lên bản thân.

Hãy nhớ rằng:

  • Không có cách thức đầu tư nào luôn đúng
  • Không có cách tiết kiệm nào luôn đúng
  • Không có cách lập ngân sách nào luôn đúng
  • Không có tài khoản séc, tín dụng, tiết kiệm nào tốt nhất

Mọi thứ chỉ đúng và tốt nếu nó phù hợp với bản thân bạn.

>>>Xem thêm:   Dịch vụ cầm xe ô tô giá cao tại tp.hcm

3. Quy tắc 50/20/30 – Nguyên tắc quản lý tài chính bạn nên biết

3.1 Quy tắc 50/20/30 hoạt động như thế nào?

Một trong các cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả được nhiều người áp dụng đó là dùng quy tắc 50/20/30.

Đây là quy tắc phân bổ nguồn lực hợp lý. Dựa vào quy tắc này bạn sẽ biết nên chia thu nhập của mình theo tỷ lệ nào để quản trị tài chính cá nhân.

Cách hoạt động của quy tắc này khá đơn giản. Nó sẽ chia tổng thu nhập của bạn thành 3 phần với tỷ lệ là: 50%, 20% và 30%. Mỗi phần sẽ được sử dụng cho các mục đích khác nhau.

nguyên tắc quản lý tài chính
Áp dụng quy tắc 50/20/30 để quản lý tài chính cá nhân

3.2 50% thu nhập – Dành cho các chi tiêu thiết yếu

Theo như công thức quản lý tài chính cá nhân này thì ngay sau khi có lương bạn sẽ trích ra 50% để chi tiêu cho các mục đích thiết yếu mà bạn bắt buộc phải trả hàng tháng. Đó có thể là khoản tiền thuê nhà, tiền xăng dầu, đi lại, tiền điện nước, ăn uống sinh hoạt,…

Hãy cố gắng chỉ chi tiêu trong khoảng 50% lương này và nếu có thể tiêu ít hơn thì càng tốt.

Nếu đang chi tiêu cho các khoản thiết yếu vượt quá 50% lương thì bạn cần tìm cách tiết giảm chi phí ngay.

3.3 20% thu nhập – Dành cho mục tiêu tài chính

20% thu nhập của bạn sẽ được dùng nhằm mục đích: Tiết kiệm, trả nợ, xây quỹ dự phòng và đầu tư. Nếu có thể tiết kiệm được khoản này càng nhiều thì sau này gánh nặng tài chính sẽ giảm đi, khi về hưu sẽ an nhàn hơn.

Xem thêm: Cửa hàng cầm đồ thanh lý xe máy uy tín, an toàn tại TP.HCM

3.4 30% thu nhập còn lại – Dành cho chi tiêu cá nhân 

30% thu nhập còn lại bạn sẽ sử dụng cho những khoản chi tiêu không thiết yếu. Cách chi tiêu khoản tiền này khá linh hoạt. Ví dụ như dùng để đi du lịch, giải trí, mua những thứ mình thích. Tuy nhiên, cũng cần tuyệt đối cẩn thận với khoản chi tiêu cá nhân này.

Nếu như món đồ bạn muốn mua hay chuyến du lịch bạn muốn tham gia,… tiêu tốn quá 30% thu nhập thì hãy biết trì hoãn sự thích thú này lại. Rất nhiều trường hợp không biết quản lý tài chính cá nhân hiệu quả nên thường chi tiêu quá đà vào các sở thích của bản thân khiến mất cân đối thu chi.

quản lý tài chính cá nhân hiệu quả
Có thể dùng 30% lương để đi du lịch

4. Lên kế hoạch quản lý tài chính hiệu quả với các lưu ý sau

4.1 Ngưỡng chi phí cuộc sống thấp

Khi học cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả bạn cần lưu ý tới một số vấn đề, trong đó có những chi phí cuộc sống thấp. Tức là như đã nói ở trên, cố gắng tiêu ít hơn số tiền kiếm được. Khi chi phí cuộc sống thấp, số tiền kiếm được cao sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản nhất định.

Xem thêm: Dịch vụ cầm giấy tờ nhà đất và điều kiện, thủ tục cầm sổ đỏ công chứng

4.2 Thu nhập cao hơn chi tiêu

Trong thực tế có không ít người hàng tháng kiếm ra rất nhiều tiền nhưng vẫn không có khoản dự phòng nào, thậm chí còn phải đi vay mượn. Đó là bởi họ không biết xây dựng phương pháp quản lý tài chính cá nhân hợp lý, chi tiêu vào những thứ vô bổ. Vì vậy, hãy cố gắng lên kế hoạch chi tiêu, chấp nhận giảm đi những ham muốn cá nhân để mang đến nhiều lợi ích cho tương lai.

Mặt khác, hãy cố gắng kiếm nhiều tiền nhất có thể. Không nên vì muốn nhàn hạ, thoải mái mà chọn những công việc nhẹ nhàng với đồng lương ít ỏi. Tuy nhiên, cũng đừng cố bán mạng, lấy đi hạnh phúc của mình để có được mức lương cao.

4.3 Tự động hóa tài chính

Hay có thể hiểu là tạo ra nguồn thu từ khoản thu nhập của mình. Bằng cách nào? Đó có thể là thông qua hình thức gửi tiền vào ngân hàng, đầu tư hay bán bản quyền.

Trên đây là cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả mà chúng tôi muốn giới thiệu với bạn. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ biết tầm quan trọng của quản lý tài chính và bắt đầu rèn luyện xây dựng kỹ năng này.

Tuy nhiên, trong trường hợp cấp bách, gặp khó khăn tài chính và số tiền tích cóp của bạn không đủ để giải quyết thì cũng đừng lo lắng. Bởi bạn có thể tham khảo dịch vụ vay cầm đồ tại Vietmoney. Đến với chúng tôi bạn sẽ nhận được:

  • Dịch vụ cầm đồ chuyên nghiệp,uy tín, hoạt động hợp pháp
  • Thời gian giải ngân vốn nhanh chóng, chỉ trong vòng 30 phút
  • Lãi suất 1%, tốt nhất thị trường
  • Cam kết bảo quản tài sản trong kho riêng, và trao trả tài sản cho khách hàng nguyên vẹn như lúc ban đầu
  • Không thu bất kỳ khoản phí nào đối với trường hợp tất toán trước hạn

>>> Xem thêm: Tổng hợp top 10 đơn vị  cầm đồ uy tín nhất tại TP . HCM

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Công ty cổ phần Vietmoney

Địa chỉ: Tòa nhà Flemington – 182 Lê Đại Hành, Phường 15, Quận 11, Hồ Chí Minh.

Hotline: 1900 8009

Website: www.vietmoney.vn

Email: [email protected]