Phân biệt cầm cố và thế chấp theo quy định của pháp luật

Cầm cố và thế chấp là 2 hình thức đang được khá nhiều người lựa chọn khi có nhu cầu vay tiền. Tuy nhiên, có khá nhiều người thường bị nhầm hai hình thức vay này với nhau. Vì vậy, trong bài viết này chúng tôi sẽ so sánh cầm cố và thế chấp một cách chi tiết, đầy đủ nhất để giúp các bạn phân biệt được 2 hình thức vay này.

cầm cố và thế chấp
Phân biệt giữa cầm cố và thế chấp

1. Điểm giống nhau giữa cầm cố và thế chấp

Cầm cố và thế chấp có khá nhiều điểm giống nhau, đó là:

  • Đều có văn bản là hợp đồng phụ nhằm mục đích bổ sung cho hợp đồng chính
  • Được coi là hình thức bảo đảm nghĩa vụ dân sự và giúp người nhận cầm cố hoặc nhận thế chấp an tâm hơn, còn người cầm cố, thế chấp có trách nhiệm với nghĩa vụ của mình
  • Tài sản cầm cố, thế chấp đều phải thuộc quyền sở hữu của người cầm cố, thế chấp và được phép mang đi giao dịch, có giá trị thanh toán cao
  • Trường hợp có người thứ 3 cùng sở hữu tài sản thế chấp và cầm cố thì người thế chấp, cầm cố phải có nghĩa vụ thông báo cho bên nhận cầm cố, thế chấp
  • Trong một số trường hợp theo quy định, bên cầm cố hoặc thế chấp được quyền bán, thay thế tài sản bảo đảm khác
  • Hợp đồng cầm cố, thế chấp chấm dứt khi nghĩa vụ bảo đảm chấm dứt
  • Có cùng phương pháp xử lý tài sản

2. Phân biệt cầm cố và thế chấp

Để có thể phân biệt cầm cố và thế chấp theo Bộ Luật Dân Sự năm 2015 các bạn hãy tham khảo bảng so sánh chi tiết sau:

STT Tiêu chí Cầm cố Thế chấp

1

Căn cứ

Tiểu mục 2 Bộ luật Dân sự năm 2015

Tiểu mục 3 Bộ luật Dân sự năm 2015

2

Định nghĩa

Cầm cố tức là bên cầm cố giao cho bên nhận cầm cố tài sản thuộc quyền sở hữu của họ nhằm mục đích bảo đảm cho nghĩa vụ của mình.

Thế chấp tức là bên thế chấp sử dụng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để bảo đảm cho nghĩa vụ nhưng không cần phải giao tài sản cho bên thế chấp.

3

Chuyển giao tài sản

Không

4

Chủ thể

Bên cầm cố, bên nhận cầm cố

Bên thế chấp, bên nhận thế chấp, người thứ ba giữ tài sản thế chấp

5

Tài sản

Là các tài sản hiện vật, có giá trị, có thể cầm nắm, sờ, nhìn thấy như: Động sản, ô tô, giấy tờ có giá trị (cổ phiếu, trái phiếu)

Động sản, BĐS, các tài sản thành hình trong tương lai, các tài sản mang lại lợi tức, thu nhập, khoản tiền bảo hiểm,…

6

Trả lại tài sản

Khi giao dịch cầm cố chấm dứt hoặc theo thỏa thuận các bên thì bên nhận cầm cố sẽ trao trả tài sản và giấy tờ liên quan tài sản cho bên cầm cố cũng như các hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Bên nhận thế chấp giao trả các giấy tờ liên quan cho bên thế chấp.

7

Chấm dứt

Giao dịch cầm cố chấm dứt khi:

– Chấm dứt nghĩa vụ bảo đảm bằng tài sản cầm cố

– Bên bảo đảm thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác hoặc cầm cố tài sản bị hủy bỏ

– Tài sản cầm cố đã xử lý

– Theo thỏa thuận giữa các bên

Giao dịch thế chấp chấm dứt khi:

– Chấm dứt nghĩa vụ bảo đảm bằng tài sản thế chấp

– Bên bảo đảm thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác hoặc thế chấp tài sản bị hủy bỏ

– Tài sản thế chấp đã xử lý

– Theo thỏa thuận giữa các bên

8

Độ rủi ro

Bên nhận cầm cố ít bị rủi ro hơn do đã giữ được tài sản giá trị trong tay và được quyền bán hoặc trao đổi tài sản cầm cố nếu bên cầm cố không thể thực hiện đúng, đủ nghĩa vụ của mình.

Bên nhận thế chấp gặp rủi ro cao hơn vì không nắm giữ tài sản thế chấp.

9

Hiệu lực đối kháng với người thứ 3

Cầm cố tài sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên nhận cầm cố nắm giữ tài sản cầm cố.

Trường hợp bất động sản là đối tượng của cầm cố theo quy định của luật thì việc cầm cố bất động sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.

 

Trên đây là bảng so sánh thế chấp và cầm cố chi tiết. Chắc hẳn các bạn đã có thể phân biệt thế chấp và cầm cố được rồi. Vậy khi cần vay tiền nên cầm cố hay thế chấp tài sản?

>>> Xem thêm quy định về kinh doanh dịch vụ cầm đồ trong năm 2022

3. Nên cầm cố hay thế chấp tài sản?

Qua bảng so sánh cầm cố thế chấp và bảo lãnh thế chấp tài sản có thể thấy 2 hình thức vay này đều có những ưu nhược điểm riêng. Vì thế, tùy từng trường hợp mà các bạn có thể cân nhắc lựa chọn hình thức phù hợp. Cần xem xét bản thân có nhu cầu gì, có thể đáp ứng được hình thức vay tiền nào.

>>> Tham khảo thêm cầm đồ là gì ?

Trường hợp cần tiền gấp thì giải pháp tối ưu nhất đó là cần cố tài sản vì hình thức vay này đơn giản, thủ tục nhanh chóng, có thể nhận tiền ngay trong ngày. Tuy nhiên, thông thường lãi suất sẽ hơi cao. Còn nếu các bạn muốn vay với mức lãi suất thấp thì có thể lựa chọn thế chấp tài sản tại ngân hàng. Tuy nhiên, vay thế chấp tại ngân hàng thủ tục tương đối rườm rà, phức tạp, yêu cầu khắt khe và tốn nhiều thời gian.

phân biệt cầm cố và thế chấp
Nên vay cầm cố tài sản tại Vietmoney nếu cần tiền gấp

Nếu các bạn đang cần vay gấp thì có thể tìm đến với Vietmoney để sử dụng dịch vụ cầm đồ tại đây. Đây là một trong các đơn vị chuyên cho vay theo hình thức cầm cố tài sản. Khách hàng chỉ cần có tài sản giá trị như: Cầm đồ ô tô, xe máy, nhà đất, đồ gia dụng thiết bị văn phòng, trang sức, đồng hồ, vàng miếng, máy tính, máy ảnh, laptop, sim số đẹp, điện thoại là có thể cầm đồ vay tiền tại Vietmoney. 

Dịch vụ tại Vietmoney chuyên nghiệp, thủ tục nhanh chóng, đơn giản, tinh gọn, chấp nhận cầm cố đa dạng tài nguyên với mức vay cao. Đặc biệt, vay lãi suất chỉ từ 1%, low market. Quy trình vay chỉ với 3 bước và giải ngân vốn vay trong ngày, đáp ứng nhu cầu vay tiền gấp của khách hàng.

Trên đây là so sánh cầm cố và thế chấp. Nếu các bạn còn thắc mắc gì về 2 hình thức vay này hay có nhu cầu vay cầm đồ tại Vietmoney có thể liên hệ theo thông tin dưới đây!

Công ty cổ phần Vietmoney

Địa chỉ: Tòa nhà Flemington – 182 Lê Đại Hành, Phường 15, Quận 11, Hồ Chí Minh.

Hotline: 1900 8009

Website: www.vietmoney.vn

Email: [email protected]

Đọc thêm: