Thế chấp là gì? Quy định thế chấp tài sản theo luật dân sự

Thế chấp tài sản là một hình thức vay đang rất phổ biến hiện nay. Vậy thế chấp là gì và luật dân sự nước CHXHCN Việt Nam quy định như thế nào về thế chấp? Hãy cùng Vietmoney tìm hiểu ngay sau đây.

thế chấp là gì
Tìm hiểu thế chấp tài sản là gì?

1. Thế chấp tài sản là gì?

Trong khoản 1 Điều 317 của Bộ luật dân sự 2015 có quy định rõ ràng về thế chấp và tài sản thế chấp là gì. Cụ thể, có thể hiểu rằng, để đảm bảo nghĩa vụ dân sự với bên nhận thế chấp, bên thế chấp sẽ thế chấp tài sản thuộc quyền sở hữu của mình nhưng không cần giao tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp. 

Xem thêm: Cửa hàng cầm đồ thanh lý xe máy uy tín, giá tốt tại TPHCM

2. Hình thức của thế chấp tài sản

Khi thế chấp tài sản cần phải có văn bản rõ ràng. Đó có thể là văn bản riêng hoặc là một điều khoản trong hợp đồng chính. Trường hợp, việc thế chấp được nêu trong hợp đồng chính thì chính là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Còn nếu việc thế chấp được lập thành văn bản riêng thì sẽ được coi là hợp đồng phụ và hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính.

hình thức thế chấp tài sản
Hình thức của thế chấp tài sản

Trường hợp tài sản mang thế chấp là động sản hoặc bất động sản thuộc sự quản lý của nhà nước hoặc phải đăng ký thì bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng thế chấp theo đúng như quy định pháp luật. Đây là việc làm giúp tăng giá trị pháp lý cho hợp đồng cũng như bảo vệ cho quyền lợi của người thế chấp lẫn người nhận thế chấp.

Nếu tài sản mang thế chấp là tài sản pháp luật quy định phải đăng ký thì chủ thể của hợp đồng thế chấp bắt buộc phải tiến hành đăng ký theo đúng quy định.

Ví dụ, nếu các bạn muốn mang thế chấp quyền sử dụng đất thì cần phải đăng ký hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất theo đúng quy định trong Nghị định 102/2017. Khi đăng ký cần phải mang theo giấy tờ sau:

  • 01 bản chính phiếu yêu cầu đăng ký
  • 91 bản chính hoặc 01 bản sao có công chứng hợp đồng thế chấp hoặc hợp đồng thế chấp có công chứng, chứng thực trường hợp pháp luật quy định
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (bản chính) hoặc một trong các loại giấy tờ được quy định trong khoản 2 Điều 97 luật đất đai
  • Tùy trường hợp sẽ yêu cầu thêm các giấy tờ khác dựa trên Nghị định 102/107 về đăng ký giao dịch bảo đảm

3. Nội dung của việc thế chấp tài sản

Trong Bộ luật Dân sự 2015 của nước CHXHCN Việt Nam có quy định rõ về nội dung thế chấp tài sản, cụ thể: 

Bên thế chấp:

Quy định nêu rõ về quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp là gì. Đó là, nếu các bên có thỏa thuận dân sự về việc bảo quản và giữ gìn tài sản thế chấp thì bên thế chấp phải có nghĩa vụ giao đầy đủ các giấy tờ liên quan tới tài sản thế chấp. Nếu tài sản thế chấp đang khai thác, kinh doanh dẫn tới nguy cơ làm giảm sút hoặc mất giá trị thì bên thế chấp phải dừng toàn bộ các hoạt động này lại. 

Trường hợp tài sản thế chấp bị hư hỏng, bên thế chấp phải có trách nhiệm khắc phục bằng cách sửa chữa hoặc thay thế bằng tài sản khác có giá trị tương đương trong thời gian hợp lý, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

tài sản thế chấp là gì
Bên thế chấp phải thực hiện quyền và nghĩa vụ theo nội dung thế chấp

Nếu tài sản có quyền sở hữu của một bên thứ 3 thì bên thế chấp phải có trách nhiệm thông báo cho bên nhận thế chấp về điều này. Nếu không, bên nhận thế chấp hoàn toàn có quyền hủy bỏ hợp đồng thế chấp và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc cũng có thể tiếp tục chấp nhận duy trì hợp đồng và quyền sở hữu với tài sản thế chấp của bên thứ 3.

Bên nhận thế chấp:

Nếu tới thời hạn mà bên thế chấp không thực hiện được nghĩa vụ dân sự của mình như đã cam kết thì bên nhận thế chấp có thể yêu cầu xử lý tài sản thế chấp. Đồng thời, nếu bên nhận thế chấp giữ tài sản thế chấp thì cũng phải thực hiện được nghĩa vụ của người giữ tài sản thế chấp. Cụ thể:

  • Khi kết thúc hợp đồng thế chấp, bên nhận thế chấp phải trao trả các giấy tờ thế chấp cho bên thế chấp nếu có
  • Xử lý tài sản thế chấp theo đúng quy định pháp luật

Trường hợp 2 bên thỏa thuận tài sản thế chấp giao cho bên thứ 3 bảo quản thì bên thứ 3 phải thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình. 

4. Chủ thể của thế chấp tài sản

Trong giao dịch thế chấp tài sản, chủ thể của thế chấp tài sản được quy định như sau:

  • Bên thế chấp là bên sử dụng tài sản của mình để làm cơ sở đảm bảo thực hiện nghĩa vụ
  • Bên nhận thế chấp tài sản là bên có quyền 

Các chủ thể của thế chấp tài sản phải đảm bảo đáp ứng được các điều kiện đối với người tham gia giao dịch dân sự do pháp luật quy định.

Bên thế chấp có thể là:

  • Bên có nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ dùng thế chấp để bảo đảm
  • Người thứ 3 thế chấp bảo đảm cho bên có nghĩa vụ

>>> Xem thêm: Cầm đồ ô tô lãi suất thấp

5. Đối tượng của tài sản thế chấp

Theo quy định, các tài sản được sử dụng để thế chấp có thể là vật, giấy tờ có giá, quyền tài sản, tài sản hiện có hay tài sản thành hình trong tương lai. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng chấp nhận cho thế chấp tài sản đang cho thuê, cho mượn.

Việc thế chấp một phần hay toàn bộ tài sản sẽ dựa theo từng trường hợp. Các bên gồm bên thế chấp và bên nhận thế chấp sẽ tự thỏa thuận với nhau. Trường hợp thế chấp toàn bộ một bất động sản thì mọi vật phụ của bất động sản cũng sẽ được tính vào tài sản thế chấp. Đối với trường hợp chỉ thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ thuộc tài sản thế chấp, trừ một số trường hợp bên thế chấp và bên nhận thế chấp có các thỏa thuận khác.

Nếu tài sản được dùng để thế chấp là tài sản có bảo hiểm thì khoản tiền bảo hiểm này cũng sẽ thuộc về tài sản thế chấp. Trường hợp tài sản thế chấp sinh ra hoa lợi, lợi tức thì hoa lợi, lợi tức chỉ thuộc về tài sản thế chấp nếu các bên có thỏa thuận hoặc có quy định cụ thể trong luật pháp Việt Nam.

Xem thêm: Dịch vụ cầm giấy tờ nhà đất và điều kiện, thủ tục cầm sổ đỏ

đối tượng của tài sản thế chấp
Đối tượng của tài sản thế chấp

6. Hiệu lực của thế chấp tài sản hiện nay

Hiệu lực của thế chấp tài sản được quy định như sau: 

  • Thời gian hợp đồng thế chấp có hiệu lực bắt đầu từ thời điểm giao kết, trừ một số trường hợp các bên có thỏa thuận riêng hoặc luật có quy định khác
  • Thế chấp tài sản sẽ phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ 3 tính từ thời điểm ký hợp đồng thế chấp

7. Xử lý tài sản thế chấp và chấm dứt việc thế chấp tài sản

Khi thế chấp tài sản nếu bên thế chấp không thể thực hiện hoặc không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình thì tài sản thế chấp sẽ được đưa ra xử lý để thực hiện nghĩa vụ. 

Cách xử lý tài sản tùy thuộc vào từng trường hợp, nhưng về nguyên tắc thì sẽ được đem bán đấu giá. Riêng đối với những trường hợp mà các bên đã có thỏa thuận trước hay khi tới thời hạn thực hiện nghĩa vụ các bên có thể tự thỏa thuận được với nhau về phương án xử lý tài sản thế chấp thì tài sản thế chấp sẽ được xử lý theo như thỏa thuận. Số tiền thu được từ việc xử lý tài sản thế chấp sau khi đã trừ các khoản chi phí bảo quản và chi phí khác phải ưu tiên thanh toán cho bên nhận thế chấp.

xử lý tài sản thế chấp
Xử lý tài sản thế chấp và chấm dứt việc thế chấp tài sản

Nếu tài sản được sử dụng để thế chấp bảo đảm nhiều vụ nhưng một trong các nghĩa vụ đó đã đến hạn thì dù các nghĩa vụ khác chưa đến hạn cũng sẽ được tính là đến hạn. Thứ tự ưu tiên thanh toán cho bên nhận thế chấp tương tự như thanh toán nghĩa vụ cho những người nhận cầm cố tài sản. 

Phần lớn trường hợp thế chấp tài sản đều sử dụng bất động sản, trong đó gồm có quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và các bất động sản này đều thuộc về một chủ thể. Tuy nhiên, cũng có cả trường hợp có nhiều hơn một người cùng xác lập quyền sở hữu với bất động sản, ví dụ quyền bề mặt. Lấy ví dụ, mảnh đất rộng 8000m2 quyền sử dụng thuộc về A và được sử dụng để xây trung tâm thương mại. B được A xác lập quyền bề mặt với mảnh đất này để xây trung tâm thương mại trong 30 năm. Như vậy, A có quyền sử dụng đất còn B có quyền sở hữu trung tâm thương mại. Cả A và B đều có thể mang tài sản của mình để thế chấp. Và khi xử lý tàu sản thế chấp sẽ dựa vào nguyên tắc:

  • Bên thế chấp có quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất sẽ xử lý cả quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất
  • Bên thế chấp có quyền sử dụng đất, còn tài sản gắn liền với đất thuộc về bên khác thì người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất được phép kế thừa các quyền và nghĩa vụ của người bên thế chấp, tức người chuyển quyền sử dụng đất đối với người có quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đã chuyển nhượng
  • Một chủ thể nào đó có quyền sử dụng đất, còn bên thế chấp có quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, tức quyền bề mặt thì khi xử lý thế chấp tài sản gắn liền với đất, bên nhận chuyển quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất sẽ được thừa kế các quyền lẫn nghĩa vụ của bên thế chấp, tức người có quyền bề mặt với người có quyền sử dụng đất

Chỉ khi việc thế chấp tài sản được thay thế bằng một biện pháp đảm bảo khác hay bị hủy bỏ thì thế chấp tài sản mới coi như chấm dứt. Trường hợp biện pháp thế chấp đã được thực hiện xong cũng được coi như biện pháp thế chấp đó chấm dứt.

thế chấp tài sản
Thế chấp tài sản

Trên đây là giải đáp chi tiết về thế chấp là gì và các thông tin liên quan tới thế chấp. Nếu bạn có nhu cầu thế chấp tài sản thì nên lựa chọn địa chỉ uy tín, đáng tin cậy để đảm bảo quyền lợi của mình. Đến với Vietmoney – công ty cung cấp dịch vụ vay thế chấp thông qua hình thức cầm đồ minh bạch, rõ ràng, có giấy tờ pháp lý sẽ giúp bạn giải quyết nhu cầu tài chính nhanh chóng nhưng vẫn nắm quyền sở hữu tài sản hợp pháp. Đặc biệt với lãi suất thấp nhất thị trường chỉ từ 1%, Vietmoney chính là giải pháp tài chính hữu hiệu dành cho bạn.

Bạn chỉ cần sở hữu một trong các loại tài sản có giá trị: trang sức, vàng miếng, nhà đất, điện thoại, đồng hồ, xe máy, sim số đẹp, đồ gia dụng, thiết bị văn phòng,…là có thể cầm đồ tại Vietmoney. Đặc biệt, bạn chỉ cần gọi chúng tôi sẽ có mặt tận nơi để nhận tài sản, rồi báo giá cho khách hàng.

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ theo thông tin bên dưới:

Công ty cổ phần Vietmoney

Địa chỉ: Tòa nhà Flemington – 182 Lê Đại Hành, Phường 15, Quận 11, Hồ Chí Minh.

Hotline: 1900 8009

Website: www.vietmoney.vn

Email: [email protected]