Vay thế chấp là một trong các hình thức vay phổ biến nhất hiện nay, được nhiều ngân hàng và các tổ chức tín dụng triển khai. Thế nhưng, vẫn còn không ít người chưa thực sự hiểu rõ về hình thức vay này nên còn phân vân không biết nên chọn vay theo hình thức thế chấp hay tín chấp. Để giải đáp thắc mắc đó hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây!
1/ Vay thế chấp là gì?
Vay thế chấp là hình thức vay mà người đi vay phải có tài sản để thế chấp nhằm mục đích đảm bảo cho khoản vay của mình. Tài sản đảm bảo có thể là xe, nhà ở, đất đai,… thuộc quyền sở hữu của người vay. Khi mang tài sản đi thế chấp và được duyệt vay, ngân hàng sẽ giữ lại giấy tờ chứng minh sở hữu tài sản nhưng tài sản vẫn thuộc quyền sở hữu của người vay.
- Tài sản đảm bảo đa dạng: chỉ cần là tài sản có giá trị theo quy định như sổ đỏ/ sổ hồng, máy móc, thiết bị, hàng hóa luân chuyển, ô tô,…thì khách hàng có thể đăng ký vay vốn bất cứ lúc nào
- Quyền sở hữu tài sản vẫn thuộc về người vay: ngân hàng chỉ giữ lại giấy chứng minh quyền sở hữu tài sản của người vay, và tài sản đảm bảo vẫn thuộc quyền sở hữu của người vay, bạn có thể sử dụng khi cần.
- Thời gian vay thế chấp linh hoạt, có thể lên đến 25 năm
- Vay thế chấp lãi suất thấp hơn vay tín chấp, số tiền lãi phải trả cũng thấp hơn
- Hạn mức vay cao, lên đến 70-100% giá trị tài sản đảm bảo, rất thích họ để vay các khoản vay lớn.
Vay thế chấp và vay tín chấp có gì khác nhau?
Vay tín chấp | Vay thế chấp |
|
|
2/ Các loại lãi suất vay thế chấp
Lãi suất cố định
Tức là mức lãi suất cố định ban đầu được áp dụng trong một khoảng thời gian nhất định, có thể là 3 tháng, 6 tháng hoặc lâu hơn
Công thức tính:
Số tiền lãi mỗi tháng = Số tiền vay thế chấp x lãi suất cố định (%/năm)/ 12
Ví dụ: Nếu bạn vay thế chấp 50.000.000 VNĐ, lãi suất cố định 12%/ năm trong thời hạn vay 1 năm.
=> Mỗi tháng số tiền lãi là 50.000.000 x 12%/12 = 500.000 VNĐ
Lãi suất thả nỗi
Lãi suất này được tính sau khi đã hết thời hạn tính lãi suất cố định. Mức lãi suất này sẽ thay đổi theo định kỳ 3 hoặc 6 tháng 1 lần.
Lãi suất thả nổi = Lãi suất cơ sở + biên độ lãi suất
Số tiền lãi theo tháng = Số tiền vay thế chấp x lãi suất thả nổi (%/tháng)
Trong đó, phần lãi suất cơ sở là phần lãi gửi tiết kiệm theo kỳ hạn 12 tháng, 13 tháng, 24 tháng và lĩnh lãi cuối kỳ. Biên độ lãi suất được ghi trong hợp đồng rõ ràng và không thay đổi trong thời gian vay vốn. Trong một vài trường hợp, biên độ lãi suất sẽ thay đổi theo biến động của thị trường.
Ví dụ: Khi bạn vay thế chấp 50.000.000 VNĐ, thời hạn 1 năm với lãi suất thả nổi, biên độ lãi suất là 0,5 %/ tháng.
- Giai đoạn tháng 1 đến tháng 3, lãi suất cơ sở là 0,5 %/ tháng nên lãi suất thả nổi là 0,5 + 0,5 = 1 %/ tháng. Số tiền lãi mỗi tháng trong thời gian này là 50.000.000 x 1% = 500.000VNĐ
- Giai đoạn tháng 3 đến tháng 6, lãi suất cơ sở là 0,3 %/ tháng nên lãi suất thả nổi là 0,3 + 0,5 = 0,8 %/ tháng. Số tiền lãi mỗi tháng trong thời gian này là 50.000.000 x 0,8% = 400.000VNĐ
- Giai đoạn tháng 6 đến tháng 9 lãi suất cơ sở là 0,7 %/ tháng nên lãi suất thả nổi là 0,7 + 0,5 = 1,2 %/ tháng. Số tiền lãi mỗi tháng trong thời gian này là 50.000.000 x 1,2% = 600.000 VNĐ
Như vậy, với lãi suất thả nổi bạn sẽ có thể gặp nhiều rủi ro do ảnh hưởng bởi sự tăng hay giảm mức lãi suất theo biến động thị trường và chính sách ngân hàng.
Lãi suất hỗn hợp
Là sự kết hợp giữa lãi suất cố định và lãi suất thả nổi. Ngân hàng thường áp dụng lãi suất cố định cho các khoản vay trong 3, 6,12 hay 24 tháng, ngoài khoảng thời gian đó sẽ áp dụng lãi suất thả nổi.
Công thức tính lãi suất hỗn hợp sẽ dựa vào công thức lãi cố định hay lãi hỗn hợp tùy vào trường hợp áp dụng.
Ví dụ: Khách hàng vay thế chấp 50.000.000 VNĐ, thời hạn 1 năm với lãi suất hỗn hợp. Trong 6 tháng đầu, khoản vay được áp dụng lãi suất cố định là 1%/ tháng. Sau đó, áp dụng lãi suất thả nổi với biên độ lãi suất là 0,5 %/tháng.
- Trong 6 tháng đầu, số tiền lãi mỗi tháng mà người đi vay phải trả được tính như lãi suất cố định ở mục 2.1 là 500.000 VNĐ/tháng.
- Trong 6 tháng sau, số tiền lãi mỗi tháng mà người đi vay phải trả được tính như lãi suất thả nổi ở mục 2.2 là 500.000 VNĐ/tháng hoặc 400.000 VNĐ/tháng hoặc 600.000 VNĐ/tháng… phụ thuộc theo biến động của thị trường và quy định của ngân hàng.
Mức độ rủi ro sắp xếp từ bé đến lớn của các hình thức tính lãi suất như sau: lãi suất cố định, lãi suất hỗn hợp, lãi suất cố định.
>>> Tham khảo thêm cầm sổ đỏ vay ngân hàng được bao nhiêu
3/ Các hình thức vay thế chấp
Hình thức cho vay thế chấp tài sản hiện nay có khá nhiều gói sản phẩm khác nhau nhằm mục đích đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người vay. Có thể kể đến như:
Vay kinh doanh
Đối tượng vay là những chủ doanh nghiệp, công ty muốn vay tiền trong ngày để mua nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị hay mở rộng kinh doanh, bổ sung vốn lưu động,… Số tiền vay của đối tượng này thường khá lớn và mức lãi suất cho gói vay kinh doanh thường từ 7 – 9%/năm
- Hạn mức cho vay đến 80% giá trị của tài sản đảm bảo
- Chấp nhận nguồn thu trục tuyến
- Thời gian cho vay lên đến 10 năm
- Khách hàng kinh doanh ngành nhà hàng – khách sạn sẽ có ưu đãi đặc biệt
- Đáp ứng 100% nhu cầu vay vốn, với số tiền tối đa là 10 tỷ
Vay mua nhà, bất động sản
Ngân hàng xét duyệt hồ sơ cho vay thế chấp nhà, hoặc mua nhà chung cư, nhà đất,… Số tiền vay tối đa có thể lên đến 75% giá trị của nhà muốn mua. Thời gian vay có thể lên tới 25 – 35 năm. Số tiền vay cụ thể phụ thuộc vào tài sản đảm bảo, nhu cầu vay và mức thu nhập hàng tháng. Những người có thu nhập tốt, ổn định thì hoàn toàn có thể được xét duyệt vay tới 500 triệu hay 1 tỷ, 2 tỷ,…
Thời hạn thanh toán cho bên bán nhà tối đa là 12 tháng kể từ ngày ra số.
Vay mua xe
Các bạn cũng có thể vay thế chấp tài sản để mua xe máy hay xe ô tô. Thậm chí, có thể sử dụng chính xe mà mình mua để làm tài sản bảo đảm luôn. Mức lãi suất vay theo gói này thường từ 7 – 13%/năm
- Áp dụng cho cả xe cũ và mới
- Hạn mức cho vay lên tới 85% giá trị tài sản đảm bảo
- Thời gian cho vay là 96 tháng đối với xe mới và 84 tháng đối với xe cũ
- Thủ tục đơn giản, giải ngân nhanh chóng
>>> Xem thêm: Cầm đồ ô tô giá cao
Vay tiêu dùng
Người vay có thể dùng tài sản thế chấp để vay ngân hàng một khoản tiền nhằm mục đích chi tiêu tiêu dùng cá nhân như: Khám chữa bệnh, du lịch, mua sắm nội thất,…
- Đáp ứng 100% nhu cầu vay, tối đa là 3 tỷ
- Thời gian vay có thể lên đến 10 năm
- Phương thức trả nợ linh hoạt
Xem thêm: Tiệm cầm đồ thanh lý xe máy lãi suất thấp, uy tín tại TP.HCM
Vay sửa chữa nhà, căn hộ
Khoản vay dành cho khách hàng có nhu cầu vay thế chấp để sửa chữa, hoàn thiện nhà ở.
- Hạn mức vay tối đa là 3 tỷ đồng
- Thời gian vay lên đến 25 năm
- Phương thức trả nợ linh hoạt
4/ Điều kiện, thủ tục để được xét duyệt vay thế chấp tài sản
Điều kiện vay thế chấp tài sản
Nếu muốn vay thế chấp lãi suất thấp thì người vay cần phải đáp ứng được các điều kiện sau:
- Là công dân có quốc tịch Việt Nam
- Đã đủ hoặc trên 18 tuổi
- Chứng minh được có nguồn thu nhập ổn định, cho thấy có khả năng trả nợ
- Trước đó chưa từng có lịch sử nợ xấu
- Có tài sản thế chấp phù hợp với quy định ngân hàng
- Chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn
- Giấy đề xuất phương án trả nợ
Điều kiện tài sản đi vay thế chấp
Không chỉ người vay mà tài sản vay cũng cần đảm bảo được một số điều kiện sau nếu muốn vay tiền thế chấp:
- Tài sản thế chấp có thể là: công trình xây dựng, nhà ở, xe ô tô, các tài sản liên quan tới đất đai,… theo quy định pháp luật
- Tài sản mang thế chấp phải thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người vay và cung cấp được đủ các giấy tờ liên quan.
- Thỏa các điều kiện vay như: Diện tích, giá trị tối thiểu,…
- Tài sản không thuộc diện đang tranh chấp, đang quy hoạch hoặc dự án quy hoạch trong tương lai.
- Các giấy tờ pháp lý phải đảm bảo đầy đủ, rõ nét, không tẩy xóa, nhòe mờ, rách nát và phải có dấu giáp lai của cơ quan chức năng nếu có thêm trang.
- Chỉ khi tài sản được thế chấp được đăng ký thế chấp tại cơ quan chức năng có thẩm quyền mới được coi là hợp lệ.
- Trường hợp tài sản thế chấp thuộc quyền sở hữu của bên thứ 3 thì phải được bên thứ 3 xác nhận thế chấp.
Thủ tục vay thế chấp
Có một số giấy tờ cần thiết phải chuẩn bị nếu các bạn muốn vay tiền thế chấp, bao gồm:
- Giấy đề nghị vay vốn (Mỗi ngân hàng có mẫu Giấy đề nghị vay riêng)
- Các giấy tờ nhân thân: CMND/hộ chiếu/CCCD, hộ khẩu/KT3, Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
- Giấy tờ chứng minh mục đích vay vốn: Giấy phép sửa nhà, hóa đơn mua nhà, hợp đồng mua nhà, giấy đặt cọc,…
- Giấy tờ liên quan tài sản thế chấp: Sổ hồng, sổ đỏ, giấy tờ xe,…
- Giấy tờ chứng minh thu nhập tùy theo đối tượng như sau
- Người đi làm có lương
- Hợp đồng lao động/ giấy bổ nhiệm chức vụ hoặc giấy xác nhận công tác
- Giấy sao kê lương/Phiếu lương/Giấy xác nhận lương
- Người cho thuê nhà, thuê kho xưởng
- Hợp đồng cho thuê nhà, sạp, chợ, kho xưởng, mặt bằng,…
- Giấy phép kinh doanh
- Sổ đỏ nhà và sổ hồng đất cho thuê
- Hộ gia đình, người tự doanh
- Giấy chứng nhận mã số thuế
- Giấy phép kinh doanh
- Hoá đơn mua bán hàng hoá trong 3 tháng gần nhất
- Doanh nghiệp
- Giấy đăng ký kinh doanh
- Bảng báo cáo tài chính năm gần nhất
- Hợp đồng mua bán trong 3 tháng gần nhất
- Hóa đơn mua bán trong 3 tháng gần nhất
- Tờ khai VAT
- Các giấy tờ liên quan khác theo yêu cầu từ ngân hàng.
- Người đi làm có lương
5/ Quy trình vay thế chấp nhanh chóng
Quy trình vay thế chấp ngân hàng khá đơn giản, gồm 4 bước như sau:
Bước 1: nhân viên ngân hàng tư vấn cho khách hàng đang có nhu cầu vay thế chấp. Các thông tin về hồ sơ thủ tục, lãi suất, hạn vay, mức vay, thời gian vay.
Bước 2: khách hàng tiến hành hoàn thiện các thủ tục giấy tờ. Xuất trình các giấy tờ liên quan như trên cho nhân viên nhập vào hệ thống ngân hàng.
Bước 3: nhân viên ngân hàng tiến hành thẩm định thông tin gồm thông tin cá nhân của người đi vay thế chấp, thông tin của người thân để tham chiếu. Thẩm định hồ sơ, tài sản, công việc, mức thu nhập, lý do và phương án sử dụng vốn,.. đã hợp lý chưa.
Bước 4: nếu các thông tin cần thiết đều hợp lý với yêu cầu từ ngân hàng, lúc này hồ sơ sẽ được duyệt theo hạn mức vay phù hợp, làm bản sao công chứng giấy tờ và tiến hành giao dịch tài sản đảm bảo. Kí hợp đồng và giải ngân.
Lưu ý: tuỳ vào thông tin bạn cung cấp mà thời gian thẩm định có thể từ 3-7 ngày. Trong trường hợp thiếu giấy tờ hoặc giấy tờ có chỗ chưa hợp lí, ngân hàng sẽ liên hệ để bạn điều chỉnh ngay.
6/ Các thắc mắc thường gặp khi vay thế chấp ngân hàng
Những loại phí của vay thế chấp?
Khách hàng cần chi trả phí thẩm định, phí bảo hiểm, phí trả nợ trước hạn, phí trả nợ trễ hạn, phí giao dịch đảm bảo, phí bảo hiểm vật chất,….
Nếu tôi thanh toán không đúng hạn, có bị phạt không?
Trường hợp này bạn sẽ phải chi trả 1 khoản phí trả nợ trước hạn, mức phí sẽ tùy thuộc từng ngân hàng
CIC là gì?
Credit Information Center là từ viết đầy đủ của CIC, đây là trung tâm tín dụng quốc gia Việt Nam (tổ chức sự nghiệp nhà nước thuộc Ngân hàng nhà nước Việt Nam). CIC giúp lưu giữ thông tin vay vốn của khách hàng tại Việt Nam.
Ngân hàng sẽ kiểm tra thông tin khách hàng trên CIC để xác định có nợ xấu hay có đang vay ở ngân hàng khác không rồi mới quyết định cho vay.
Bị nợ xấu có vay được không?
Tùy vào nợ xấu nhóm mấy mà ngân hàng quyết định có cho vay hay không. Thông thường, nếu thuộc nợ xấu nhóm 1 bạn vẫn có thể vay. Nhưng nếu nợ xấu nhóm 2,3,45 thì ngân hàng, các tổ chức tín dụng đều sẽ không xét duyệt khoản vay.
Thông tin nợ xấu sẽ lưu giữ trong 5 năm và bạn không thể vay trong khoảng thời gian này.
Xem thêm: Dịch vụ cầm sổ đỏ và điều kiện, thủ tục cầm sổ đỏ
Nộp hồ sơ bao lâu thì được duyệt?
Thời gian xét duyệt khoản vay thế chấp từ vài ngày cho đến vài tuần (tùy vào gói vay và ngân hàng)
Tất toán trước hạn có bị mất phí không?
Tùy vào thời điểm trả nợ trước hạn là bao lâu và tùy ngân hàng, bạn sẽ phải chi trả mức phí phạt trả nợ trước hạn. Mức phí từng ngân hàng sẽ khác nhau.
Đang bị nợ xấu có vay thế chấp được không?
Khách hàng bị nợ xấu vẫn có thể dùng tài sản để vay tiền ngân hàng, vay tín chấp thì sẽ không được hỗ trợ. Tùy theo mỗi ngân hàng sẽ có quy định người đi vay có nợ xấu nhóm nào thì được hỗ trợ. Tuy nhiên, mức cho vay trong trường hợp này thường rất hạn chế. Ngân hàng sẽ căn cứ vào các yếu tố: bạn đang nợ xấu nhóm nào? hiện tại bạn đã thanh toán đủ các khoản nợ quá hạn chưa? hạn mức vay mới bạn đăng ký là bao nhiêu? giá trị tài sản sau thẩm định là bao nhiêu?
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ về vay thế chấp tài sản. Ngoài việc vay tiền thế chấp tại ngân hàng thì các bạn cũng có thể lựa chọn dịch vụ cầm đồ tại Vietmoney để tối giản thủ tục vay và rút ngắn thời gian nhận vốn.
Vietmoney là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ cầm đồ cho vay uy tín, đã có nhiều năm hoạt động tại TPHCM. Các dịch vụ cho vay cầm đồ của Vietmoney rất đa dạng. Các dịch vụ cho vay cầm đồ của Vietmoney rất đa dạng. Khách hàng chỉ cần có tài sản giá trị đều có thể đến Vietmoney cầm đồ vay tiền. Mức lãi suất vay cho các dịch vụ thấp nhất thị trường, chỉ từ 1% và không phát sinh nhiều chi phí, không phạt trả trước hạn. Đặc biệt, bạn có thể vay đến 90% giá trị tài sản.
Với quy trình nhanh chóng, mọi việc được thực hiện nhanh chóng với mức định giá tốt, hạn mức vay cao, bảo mật thông tin tuyệt đối. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về hình thức vay thế chấp cầm cố tài sản hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ hãy liên hệ với Vietmoney ngay theo thông tin dưới đây!
>>> Xem thêm: Top 10 tiệm cầm đồ uy tín ở tphcm
Quy trình phục vụ khách hàng tại Vietmoney
Công ty Cổ phần VietMoney – Cầm đồ chính trực
Địa chỉ: Tòa nhà E.Town, 11 Đoàn Văn Bơ, Phường 13, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh.
Hotline: 1900 8009
Website: www.vietmoney.vn
Email: [email protected]