Hướng dẫn lập bảng chi tiêu và các mẹo quản lý tài chính gia đình hiệu quả

Sống trong thời kinh tế ngày càng phát triển và hiện đại. Dù là phụ nữ hay đàn ông thì cũng đều cần trang bị cho mình kỹ năng quản lý chi tiêu gia đình để có một cuộc sống ổn định. Liệu việc quản lý tài chính cho gia đình có khó? Cách nào để lập bảng kế hoạch quản lý chi phí sinh hoạt gia đình hợp lý nhất? Đâu là những mẹo quản lý tài chính gia đình giúp cho các cặp vợ chồng vẫn chi tiêu thoải mái mà để được tiết kiệm? Hãy cùng Vietmoney xem qua bài viết dưới đây ngay. 

quản lý chi tiêu gia đình
Quản lý chi tiêu gia đình

1/ Quản lý chi tiêu gia đình – có thực sự khó như bạn nghĩ? 

Quản lý chi tiêu gia đình sẽ là một bài toán khó giải không chỉ với các cặp vợ chồng mới cưới, mà lẫn cả các đôi vợ chồng lâu năm nếu như không có chiến lược kiểm soát chi tiêu gia đình cụ thể.  

Bạn có thể áp dụng các phương pháp như 50-30-20 để quản lý chi tiêu, tức là 50% thu nhập cho nhu cầu cần thiết, 30% cho mong muốn và 20% để tiết kiệm.

Ngoài ra vợ hoặc chồng nếu là người quản lý tài chính trong gia đình thì cần quản lý được nguồn thu nhập và cân đối các khoản chi ra. Nếu như theo quan điểm tiền ai người nấy giữ thì cũng cần có sự phân chia trách nhiệm rõ ràng. 

Bên cạnh đó, hai vợ chồng cũng cần bàn bạc và thống nhất về các quỹ dự phòng cho những sự cố, hoặc quỹ tiết kiệm để lo cho tương lai. Xem hết bài viết, đảm bảo bạn sẽ có những phương pháp quản lý chi tiêu hiệu quả nhất. 

Xem thêm: Đặc tính trong hình thức kinh doanh cầm đồ

vợ chồng cùng quản lý chi tiêu gia đình
Vợ chồng nên phân chia trách nhiệm tài chính rõ ràng

Quản lý chi tiêu tuy không quá khó nhưng khó đảm bảo tháng nào cũng cân đối được tốt. Cuộc sống đôi khi vẫn có những việc bất ngờ xảy tới, không thể tránh những lúc khó khăn về tài chính. Lúc này đừng ngại hỏi thăm sự giúp đỡ từ người thân hoặc bạn bè. 

Bạn cũng có thể giảm bớt gánh nặng tiền bạc khi có chuyện với sự hỗ trợ từ các tổ chức tài chính. Vietmoney là một đơn vị đáng tin cậy.

Vietmoney nhận cho vay tiền nhanh trong ngày với lãi suất chỉ 1% thông qua hình thức cầm đồ.

Các món đồ trong gia đình như: laptop, điện thoại, máy giặt, tủ lạnh, vàng, trang sức, xe máy, xe hơi,… sẽ là “phao cứu sinh” giúp bạn giải quyết vấn đề tài chính ngay. 

Xem thêm: Tiệm cầm đồ thanh lý xe máy TP.HCM uy tín, giá tốt tại TPHCM

2/ Lập kế hoạch quản lý chi tiêu trong gia đình 

Một bản kế hoạch chi tiết sẽ giúp bạn biết mình đang ở đâu và làm cách nào để đạt các mục tiêu chung trong gia đình. Trong bài viết này, Vietmoney sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách liệt kê các khoản chi phí. Cùng cách lập kế hoạch chi tiêu trong gia đình và mẹo quản lý tài chính gia đình hiệu quả.

Xem thêm: Công thức tính lãi suất cầm đồ theo quy định mới nhất

Bước 1: Liệt kê các khoản chi phí hằng tháng 

Bước đầu trong việc quản lý tiền bạc này sẽ giúp bạn cân đối và dự tính được cho các mục chi tiêu của gia đình. Tùy theo nhu cầu chi tiêu mà phân bổ và sắp xếp tỉ lệ % hợp lí. 

  • Nhóm thường ngày: ăn uống trong gia đình, tiền thuê nhà, tiền điện nước, tiền mua thức ăn, tiền mua sắm, tiền thẻ điện thoại, tiền xăng xe. Tiền giải trí, tiền thuốc thang,… 
  • Nhóm dự phòng: khoản dự phòng cho các phát sinh như sửa xe, đi đám cưới, khám bệnh,.. 
  • Nhóm tiết kiệm: khoản chi cho các mục tiêu trong tương lai hoặc các khoản chi có thời hạn như tiền gửi tiết kiệm vào ngân hàng, tiền cho các con đi học, tiền mua nhà, tiền trả nợ,…
  • Nhóm đầu tư: dành riêng cho các gia đình kinh doanh đầu tư. Khoản này sẽ được chi cho mục đích kinh doanh có lợi nhuận như tiền vốn kinh doanh, tiền cho quỹ đầu tư,.. 

Xem thêm: Điện thoại cầm đồ giá rẻ mới nhất

kế hoạch quản lý chi tiêu gia đình
Phân loại các nhóm chi phí

Bước 2: Cách lập bảng chi tiêu gia đình với các phương pháp chi tiêu hiệu quả 

Sau khi đã nắm được các khoản chi tiêu, việc phân bổ tài chính là việc quan trọng không thể bỏ qua. Dưới đây là 5 phương pháp quản lý tài chính được nhiều gia đình áp dụng thành công. Tham khảo ngay. 

Phương pháp JARS – 6 hũ tài chính 

Như tên gọi, đây là phương pháp chia đều 6 phần tiền cho 6 mục đích khác nhau:

STTCác loại hũ% tỷ lệMô tả
1Chi phí thiết yếu55%Những khoản mục thiết yếu trong tháng

  • Ăn uống
  • Đi lại (xăng xe, thuê xe,..)
  • Tiền thuê nhà, phí quản lí
  • Hóa đơn điện, nước, wifi
2Quỹ tiết kiệm (không dành cho khi khó khăn)10%Cho các mục tiêu trong tương lai

  • Mua nhà
  • Mua xe
  • Nuôi con
3Giáo dục10%Rèn luyện bản thân

  • Khóa học
  • Tài liệu, sách
  • Workshop giao lưu
4Hưởng thụ10%Các hoạt động vui chơi, giải trí

  • Ăn uống cùng bạn bè
  • Xem phim
  • Du lịch
5Cho đi5%Dành cho người khác

  • Hoạt động cộng đồng
  • Từ thiện
6Tự do

(tùy quan điểm mỗi người)

10%
  • Du lịch
  • Nghỉ hưu sớm

Dựa theo nhu cầu gia đình và khả năng chi tiêu mà các mục % có thể tăng giảm để  phù hợp hơn. Nên ưu tiên các khoản chi phí cố định hằng tháng như tiền thuê nhà, tiện điện nước, chi phí ăn uống, phí sinh hoạt,… cân nhắc giảm bớt những khoản không thực sự cần thiết như mua sắm, giải trí, ăn nhậu,.. 

Xem thêm: Thế nào là thu mua hàng hiệu đã sử dụng

Phương pháp Kakeibo Nhật Bản 

Kakeibo là một trong những nghệ thuật tiết kiệm của người Nhật Bản nổi tiếng. Được nhắc lần đầu tiên vào năm 1904 do một nữ nhà báo gửi  đến các bà nội trợ nhằm quản lý thật hiệu quả tài chính gia đình

phương pháp quản lý tài chính gia đình
Phương pháp Kakeibo giúp quản lý tài chính gia đình

Để ứng dụng phương pháp này, hãy bỏ thu nhập hàng tháng vào 4 phong bì tương ứng 4 nhu cầu:

  • Chi phí thiết yếu: ăn uống, xăng xe đi lại, sức khỏe,… 
  • Chi phí không thiết yếu: ăn nhậu, mua sắm thời trang,…
  • Chi phí đầu tư: khóa học, sức khỏe, lo cho con cái sau này,…
  • Chi phí phát sinh: đám cưới, đám tang, hiếu hỷ cho gia đình, sửa xe,…

Vào mỗi cuối tuần hãy kiểm tra lại kế hoạch chi tiêu và trung thực trả lời 4 câu hỏi 

  • Mình hiện đang có bao nhiêu tiền?
  • Tuần qua mình đã chi hết bao nhiêu?
  • Mình muốn tiết kiệm bao nhiêu?
  • Có cách nào giảm bớt chi tiêu hay cải thiện thu nhập hơn không?

Từ đó bạn sẽ nắm được mình chi tiêu liệu có hợp lý chưa, cần điều chỉnh hay thắt chặt những khoản chi nào. Một ví dụ với mức thu nhập của 2 vợ chồng là 30 triệu/ tháng, bạn có thể tham khảo cách phân bổ chi tiêu theo Kakeibo như sau:

  • Phong bì 1 cho chi phí thiết yếu (60%) = 18 triệu 
  • Phong bì 2 cho chi phí không thiết yếu (20%) = 6 triệu 
  • Phong bì 3 cho khoản đầu tư (10%) = 3 triệu 
  • Phong bì 4 cho các chi phí phát sinh (10%)= 3 triệu 

Phương pháp 50/50 – quản lý chi tiêu đơn giản 

Phương pháp đơn giản này sẽ phù hợp với hộ gia đình không có quá nhiều khoản chi tiêu. Bạn chỉ cần chia thu nhập thành 2 phần bằng nhau, 1 phần cho các chi phí sinh hoạt, 1 phần còn lại để tiết kiệm vì mục tiêu chung.

phương pháp quản lý chi tiêu gia đình
Quản lý chi tiêu đơn giản với phương pháp 50/50

Phương pháp chi tiêu hiệu quả theo quy tắc 50/20/30 

Một trong những cách quản lý tiền trong gia đình được nhiều người áp dụng nhất hiện nay là 50/20/30. Cách thực hiển đó là chia thu nhập theo:

  • 50% cho chi tiêu thiết yếu: tiền ăn uống, tiền thuê nhà, chi phí đi lại, các loại hóa đơn, tiền mua sắm các vật dụng cần thiết trong gia đình,.. 
  • 20% cho các khoản tài chính: tiền tiết kiệm mua nhà/mua xe, tiền quỹ dự phòng, tiền trả nợ hàng tháng,… 
  • 30% cho chi tiêu cá nhân 2 vợ chồng: du lịch, giải trí hoặc mua sắm,…
quy tắc quản lý tài chính gia đình
Quản lý tài chính gia đình với nguyên tắc 50/20/30

% trên chỉ mang tính tham khảo, tùy vào tình hình và thu nhập mà điều chỉnh con số phù hợp. Nếu khoản chi thiết yếu nhiều hơn do đã có bé, phần chi tiêu thiết yếu có thể tăng lên 70 – 80%, giảm 2 mục còn lại để cân đối ngân sách. 

Phân bổ thu nhập theo đầu mục chi tiêu 

Ngoài các cách nêu trên, bạn có thể tham khảo thêm cách quản lý chi tiêu gia đình theo bảng phân chia thu nhập theo khoản mục dưới đây:

STTKhoản mụcChi tiết
1Chi tiêu định kỳ
  • Tiền nhà (thuê nhà, bảo dưỡng,..)
  • Ăn uống
  • Chi phí đi lại
  • Vật dụng sinh hoạt
  • Chăm sóc sức khỏe
  • Phát triển cá nhân
  • Phí bồi dưỡng 2 bên cha mẹ
2Chi tiêu không định kỳ
  • Các dịp lễ, tết, đám cưới, đám hỏi,..
  • Hiếu hỷ nội ngoại
  • Quỹ nhàn hạ để đi du lịch hoặc nghỉ hưu sau này
3Quỹ dự phòng khẩn cấp (mức tiền gấp 2-3 lần chi phí sinh hoạt mỗi tháng)
  • Bệnh tật, ốm đau
  • Sửa xe
4Tiết kiệm (không bao gồm mục du lịch hay quỹ dự phòng khẩn cấp)
  • Nên trích tối thiểu 10% thu nhập mỗi tháng. Dành cho mục tiêu dài hạn có thể là
  • Mua nhà
  • Mua xe
  • Sửa chữa nhà cửa
  • Tham gia đầu tư tài chính
5….…..

Dưới đây là chi tiêu gia đình với mức thu nhập 35 triệu đồng của đôi vợ chồng chưa có con. Bạn có thể tham khảo cách quản lý tiền bạc trong gia đình của họ như sau:

bảng chi tiêu gia đình
Bảng chi tiêu gia đình với mức thu nhập 35 triệu

Bước 3: Áp dụng các mẹo quản lý tài chính chi tiêu gia đình hiệu quả

Lưu ý: để xây dựng nên bảng kế hoạch quản lý tài chính gia đình, cần có sự ghi chép chi tiêu thực tế từ 1-2 tháng trước đó dù là các chi tiêu nhỏ nhất. Khi đã có kế hoạch cần thực hiện nghiêm túc. Nếu có khoản mục vượt quá chi phí dự đoán, cần cân nhắc thay đổi thói quen tiêu dùng để đảm bảo ngân sách.

Cuộc sống gia đình thật sự có nhiều thứ để chi tiêu, việc lập bảng kế hoạch chi tiêu như trên cũng đã giúp bạn có định hướng và quản lý được phần nào chi tiêu. Ngoài ra, hãy thử áp dụng các mẹo quản lý tài chính dưới đây. Bạn có thể hoàn toàn làm chủ được tài chính dù thu nhập cao hay thấp. 

Nói chuyện đúng cách về tiền 

Tiền bạc luôn là chủ đề khá nhạy cảm, thế nhưng đối với gia đình, vợ chồng nên thẳng thắn với chia sẻ với nhau. Nếu vợ giữ tiền và quản lý chi tiêu gia đình hãy nói cho chồng hay những khoản tiền đang chi, những sự cố phát sinh không mong muốn. 

Syble Solomon – thành viên của Financial Therapy Association khuyên rằng: “Hãy chọn thời điểm thích hợp để nói về cách chi tiêu tiết kiệm và các hóa đơn. Tránh nhắc đến tiền bạc khi người kia đang trong trạng thái mệt mỏi, tức giận”. 

Xem thêm: Hiệu cầm đồ uy tín nhất hiện nay 

mẹo quản lý tiền trong gia đình
Lựa chọn thời điểm đúng để trao đổi chuyện tiền bạc

Luôn suy nghĩ tiền mình kiếm ít hơn thực tế 

Với mẹo quản lý tài chính này sẽ giúp bạn cảm thấy dễ thở hơn. Mức thu nhập thấp hơn sẽ giúp bạn cân nhắc hơn khi chi tiêu. Điều chỉnh cách chi tiêu trong gia đình sao cho phù hợp. 

Sống dưới khả năng thu được sẽ giúp bạn chi tiêu đúng chỗ hơn, chọn mua những vật dụng đáp ứng nhu cầu tốt hơn. 

Thiết lập ngân sách cân bằng 

Một ngân sách cân bằng tương tự như có một chế độ dinh dưỡng cân bằng, giúp bạn có nền tảng kinh tế gia đình thật vững chắc. Nếu quá thắt bóp chi tiêu ở khoản nào đó rất dễ dẫn hậu quả ngược lại. 

Tiết kiệm thông minh 

Đừng tự làm khổ mình với những cách tiết kiệm như ăn sáng với mì gói. Sẽ có nhiều khoản chi phù hợp khác để giảm bớt chi tiêu và cho vào quỹ tiết kiệm. Hãy đặt mục tiêu cụ thể cần đạt được trong khoảng thời gian nhất định, chia ra từng tháng để biết chính xác khi nào thì đạt được mức tiết kiệm đó. 

Quản lí được thu nhập hằng tháng 

Tổng thu nhập hằng tháng là tổng số tiền mà hai vợ chồng kiếm được. Là người quản lý chi tiêu gia đình bạn cần kiểm soát được con số này và phân bổ chi tiêu cho hợp lý.

Hãy cùng nhau lập kế hoạch chi tiêu chi tiết, vợ chồng sẽ có thêm nhiều cơ hội để nghĩ cách giúp cải thiện thu nhập hoặc cân đối ngân sách tốt hơn. 

mẹo quản lý tài chính gia đình
Các mẹo quản lý tài chính gia đình hiệu quả

Gửi tiết kiệm ngay sau khi nhận lương 

Nhu cầu chi tiêu là vô hạn, bạn sẽ luôn có những việc cần để tiêu tiền. Khi có tiền mặt hoặc tiền sẵn trong thẻ tín dụng bạn rất có khả năng dùng đến. Vì vậy đừng suy nghĩ cố gắng chi tiêu ít rồi cuối tháng tiết kiệm, rất nhiều người đã không tiết kiệm được gì. 

Lên danh sách trước khi mua sắm 

Lên danh sách trước khi mua sắm, kiểm tra tủ đồ, tủ lạnh, tham khảo giá trước khi mua và mang đủ số tiền cần thiết. Với các mẹo tài chính vừa nêu sẽ cực kì giúp ích cho các bà nội trợ. Biết được những món cần mua và những món chưa thật sự cần thiết. Chúng ta ai cũng dễ bị mê hoặc khi bước chân đi mua đồ ở các cửa hàng, siêu thị vì quá nhiều ưu đãi đi kèm. 

Cân đối chi tiêu, linh hoạt khi cần thiết 

Linh hoạt chi tiêu trong gia đình là một nghệ thuật. Sẽ có những tháng bạn ít chi, có những tháng phải chi cho nhiều khoản, chưa kể các loại phí phát sinh cũng khiến bạn suy nghĩ. Hãy cân nhắc những mục nào ưu tiên chi hơn, nhu cầu nào có thể giảm bớt. 

Giới hạn mức chi tiêu với thẻ tín dụng 

Thẻ tín dụng là giải pháp ưu tiên khi không có tiền mặt vì tính thuận tiện và hữu ích. Tuy nhiên, hãy thật tỉnh táo với mỗi lần quẹt thẻ vì nó dễ khiến bạn chi tiêu cho mọi thứ. Hãy theo kế hoạch mà dành ra khoản ngân sách chi tiêu hằng tháng và dùng thẻ tín dụng thông minh. 

quản lý tiền gia đình thông minh
Chi tiêu thông minh với thẻ tín dụng

Sau khi có mức ngân sách cần chi qua thẻ. Hãy tự giới hạn chi tiêu thẻ tín dụng với mức thấp nhất, dưới mức mà bạn đánh giá là dưới khả năng chi trả. Càng chi ít bao nhiêu thì khả năng trả càng dễ hơn bấy nhiêu.

Có mục tiêu chung với gia đình 

Cách quản lý chi tiêu gia đình được khá nhiều vợ chồng áp dụng đó là nói cho nhau nghe về các mục tiêu tài chính chung. Thống nhất những mục trong khoản chung, thời gian cần tiết kiệm và cách sử dụng phù hợp. Điều này giúp định hướng tài chính cách rõ ràng.

3/ Các sai lầm thường gặp khi quản lý chi tiêu gia đình 

Quản lý tài chính gia đình là một trong những kỹ năng quan trọng mà các cặp vợ chồng cần nắm. Dưới đây là 6 sai lầm phổ biến cần tránh. 

Không có kế hoạch chi tiết

Các cặp đôi mới cưới thường nghĩ rằng cứ thong thả một thời gian rồi sau đó mới lo tài chính. Hậu quả là đến khi có bé mới phát hiện ra các chi phí cần thiết  để lo cho con lại không đủ. Vì thế để đảm bảo kinh tế, sau khi cưới 2 vợ chồng nên thiết lập ngay bản kế hoạch chi tiêu trong gia đình. Những mục cần chi, những mục cần tiết kiệm và các mục tiêu cụ thể.

lập kế hoạch chi tiêu trong gia đình
Nên lập kế hoạch tài chính gia đình cho tương lai

Không lập quỹ dự phòng 

Sự cố hay rủi ro là điều khó tránh trong cuộc sống ví dụ như bị giảm thu nhập, đau ốm nặng hoặc thất nghiệp,.. Chính vì vậy một khoản quỹ dự phòng sẽ là phương án tốt nhất nếu có những sự cố bất ngờ xảy ra. Đây là một cách quản lý chi tiêu gia đình rất cần thiết.

Không đồng nhất với nhau về thói quen và cách chi tiêu 

 Nếu không thống nhất với nhau về thói quen và cách chi tiêu, sẽ dễ dẫn được việc 1 người luôn thấy khó chịu với cách chi tiêu của người kia. Vợ khó mà tiết kiệm nếu chồng tháng nào cũng xài quá số tiền mình có. Vì vậy, với số tiền 2 vợ chồng kiếm được mỗi tháng cần có sự thống nhất cho các khoản nên chi, các loại quỹ dự phòng, quỹ tiết kiệm,…

sai lầm khi quản lý chi tiêu
Bạn có gặp phải sai lầm này khi quản lý tài chính gia đình?

Không phân rõ trách nhiệm tài chính 

Trước khi cưới hay sau khi cưới hai vợ chồng cần nói chuyện và phân định rõ các trách nhiệm về tài chính. Tiền trong nhà sẽ do 1 người quản lý và đứng ra lo chi tiêu mọi thứ, hay là tiền ai người đó giữ rồi chia nhau các khoản phí cần thiết. Nếu không phân rõ trách nhiệm dễ dẫn đến những khi cần tiền cho việc lớn, vợ chồng sẽ hoàn toàn bị động vì không có khoản tiền nào.

Không dạy bảo con cái về tiền bạc 

Một cách quản lý tài chính gia đình mà ít ai nghĩ tới đó là giáo dục cho trẻ nhỏ về giá trị của tiền bạc và học cách tiết kiệm từ bé. Tùy vào độ tuổi mà sẽ có những phương pháp phù hợp để bé nhận thấy được ứng dụng của tiền trong cuộc sống. Học cách tiết kiệm và không chi quá tay từ bé.  

cách quản lý tài chính gia đình
Hãy sớm giáo dục cho con trẻ về tiền bạc

Không có nguồn tài chính đầu tư cho việc học của các con

Bạn cần đảm bảo cho việc học hành và sinh hoạt của con cái trong điều kiện tốt nhất có thể từ khi bé đến ít nhất 18 tuổi. Để làm được việc này cần tích lũy tài chính trước khi mang thai hoặc khi bé vừa chào đời. 

Ngoài những điều nên trên, một sai lầm khác mà nhiều gia đình thường gặp phải là do không có sự chuẩn bị kỹ càng về tài chính. Nên khi có sự cố hoặc biến cố xảy ra, đã chọn phương án đi vay nóng, vay nặng lãi ở các tổ chức tín dụng đen. Hậu quả là lãi mẹ đẻ lãi con, không trả hết nợ. 

Nếu gia đình bạn gặp khó khăn về tài chính và cần hỗ trợ ngay trong ngày hãy liên hệ Vietmoney – Đơn vị cho vay với dịch vụ cầm đồ uy tín. Hiện nay rất nhiều gia đình tìm đến Vietmoney như một giải pháp vì những ưu điểm sau:

  • Cơ sở cầm đồ có giấy phép kinh doanh, tuân thủ đúng theo pháp luật nhà nước.
  • Nhận cầm đa dạng sản phẩm: laptop, điện thoại, xe máy, xe hơi, trang sức, vàng miếng, nhà đất, máy lạnh, tủ lạnh,..
  • Lãi suất thấp nhất thị trường chỉ từ 1%. Không ép lãi cao. 
  • Quy trình thủ tục đơn giản, nhanh chóng. Sau 30 phút bạn sẽ nhận được tiền ngay
  • Có hợp đồng cam kết, chứng từ và biên lai cụ thể. Đảm bảo mọi quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.
  • Có chính sách bảo quản tài sản với gói bảo hiểm lên đến 150% giá trị tài sản. 
kinh nghiệm quản lý chi tiêu gia đình
Hoàn toàn yên tâm khi giao dịch tại Vietmoney

Trên đây là những kinh nghiệm giúp quản lý chi tiêu gia đình. Chỉ cần áp dụng và tuân thủ nghiêm túc kế hoạch đã đề ra sẽ thấy được hiệu quả. Hy vọng qua những thông tin nêu trên bạn sẽ rút ra được phương pháp phù hợp với gia đình mình.

Công ty cổ phần Vietmoney 

Địa chỉ: Tòa nhà Flemington – 182 Lê Đại Hành, Phường 15, Quận 11, Hồ Chí Minh.

Hotline: 1900 8009 

Website: www.vietmoney.vn 

Email: cskh@vietmoney.vn

Bài viết liên quan: